《 Khai thành thạch kinh》ban đầu được khắc vào năm Đường Văn Tông Đại Hòa thứ 7 hoàn thành năm Khai Thành thứ 2 .
Thạch kinh bao gồm 12 kinh điển kinh văn của Nho gia gồm : Chu dịch, Thượng thư, Thi kinh, Chu lễ, Nghi lễ, Lễ kí, Xuân thu tả thị truyện, Công dương truyện, Cốc lương truyện, Hiếu kinh, Luận ngữ, Nhĩ nhã (周易,尚書,詩經,周禮,儀禮,禮記,春秋左氏傳,公羊傳,穀梁傳,孝經,論語,爾雅 ) , thêm văn tự Ngũ kinh và tự dạng của Cửu Kinh .
Đến đời nhà Thanh khắc thêm bộ Mạnh Tử (孟子) tổng cộng thành 13 bộ kinh . Khắc thạch này hiện được tàng tại vườn bia Tây An , bộ thác bản hơn 250 tấm này được lưu giữ ở Viện Nghiên cứu Nhân văn, Đại học Kyoto .
Đường Đại Hòa năm thứ 9 (835) Tể tướng Trịnh Đàm tâu lên : Vời các nhà nho học uyên thâm , hiệu định Lục tịch , xem việc xưa trong sách Hán thư , cho khắc lên đá để ở Thái Học , để mãi muôn đời .
Đến năm Khai thành thứ 2 (837) bọn Ngải Cư Hối、 Trần Giới phụng chiếu cho khắc 12 tác phẩm kinh điển nho gia để ở Quốc Tử Giám tại Trường An , tổng cộng có 114 bia đá mỗi bia khắc hai mặt , tổng cộng hơn 65 vạn chữ .
Trên bia tiêu đề dùng Lệ thư , kinh văn dùng Khải thư bao gồm
Chu dịch周易:九幅
Thượng thư尚書:十一幅
Mao thi 毛詩:十六幅 Nghi Lễ 儀禮:二十幅(原缺一幅)
Chu Lễ 周禮:十九幅
Lễ Kí 禮記:三十三幅
Xuân thu tả truyện 春秋左氏傳:六十七幅
Xuân thu Cố lương truyện春秋穀梁傳:十七幅
Xuân thu Công Dương truện春秋公羊傳:十七幅
Luận ngữ 論語:八幅
Mạnh Tử 孟子:十七幅
Hiếu kinh 孝經:一幅
Ngũ kinh văn tự cập cửu kinh tự dạng 五經文字及九經字樣:十幅
Nhĩ Nhã 爾雅:五幅
Tòan bộ thác bản các bạn muốn xem doan load tại đây