魏碑 - 碑体字 (Ngụy Bi – Bi Thể Tự) : Tôn Thu Sinh tạo tượng kí 孙秋生造像记

Ngày đăng: 28/10/2024 | 00:10

1. Ngụy Bi và Bắc Bi

"Bắc Triều" bắt đầu từ khi Bắc Ngụy lập quốc và kéo dài lâu nhất, nên "Bắc Bi" còn được gọi là "Ngụy Bi." Mặc dù Bắc Triều ngoài Bắc Ngụy 北魏 còn có Đông Ngụy 东魏, Tây Ngụy 西魏, Bắc Tề 北齐, và Bắc Chu 北周, nhưng các bia khắc quan trọng đều xuất phát từ thời nhà Bắc Ngụy. Bia này đã tạo nên một thể chữ độc đáo và đầy đủ, do đó được gọi chung là "Ngụy Bi."

Vào cuối thời Thanh, Lôi Đường Am chủ (雷塘庵主) Nguyễn Nguyên 阮元 trong tác phẩm Bắc Bi Nam Thiếp Luận 北碑南帖论 đã khởi xướng cái gọi là "Bắc Bi." Sau đó, lý thuyết này được hưởng ứng bởi các học giả như Tiên Ông 倦翁 Bao Thế Thần 包世臣 và Tây Tiều sơn nhân Khang Hữu Vi 康有為, được hậu thế đánh giá cao. Nguyên nhân chính là do Bắc Bi giản dị mà sâu sắc, thích hợp làm nền tảng cho Khải Thư. Nếu bạn quan tâm, tại sao không cùng nhau bắt đầu từ Ngụy Bi?

2. Các loại Ngụy Bi

Ngụy Bi được chia thành bốn loại chính:

    Phong Bi (豐碑): Đặt ở trước phần mộ, từ đường, chùa miếu. Tiêu biểu như Trương Mãnh Long Bi 张猛龙碑, Cao Trinh Bi 高贞碑. Chất liệu là đá, chạm khắc tỉ mỉ, tự thể rõ ràng và nghiêm cẩn.

    Ma Nhai (摩崖): Chữ khắc trên vách đá hoặc tảng đá cao, tiêu biểu là Trịnh Văn Công Bi 郑文公碑. Tự thể loại này thường có kích thước lớn, hình dáng uy nghiêm.

    Tạo Tượng Ký (造像记): Tiêu biểu là Thủy Bình Công Như 始平公造像记, Tôn Thu Sinh 孙秋生造像记, Tôn Đại Nhãn 杨大眼造像记. Hầu hết các tác phẩm này được chạm khắc bằng dao dẹt, tỉ mỉ, với tự thể phẳng và sắc nét.

    Mộ Chí Minh (墓志铭): Khác với các bia khắc trên mặt đất, Mộ Chí Minh được chôn dưới đất nên kích thước bia nhỏ hơn, chạm khắc tinh xảo, bảo tồn tốt vì nằm dưới lòng đất. Ví dụ: Nguyên Vũ Mộ Chí 元羽墓志.

3. Bi và Thiếp

Ban đầu, chúng ta gọi chữ khắc bài minh trên đá là "Bi Thể," về sau, những chữ có phong cách như khắc đá đều được gọi là "Bi Thể Tự" hoặc "Bi Thư." Thiếp là các chữ viết trên giấy. Qua các triều đại Tống, Tề, Lương, Trần, phong cách thư pháp của Nhị Vương đã hình thành ba điểm khác nhau cơ bản giữa Bi và Thiếp, do sự khác biệt về công cụ và đặc điểm vùng miền Nam-Bắc.

    Thứ nhất: Bia khắc thời Ngụy có phong cách tựa như chạm khắc, đậm chất kim thạch, tức là trong quá trình viết đã tính đến sự hấp dẫn của các đường nét khi khắc. Đôi khi chữ thiếp cũng được khắc vào bia, nhưng để bảo tồn lâu dài, các nét thường được khắc bằng dao nhằm giữ nguyên thần thái và phong cách của bút pháp.

    Thứ hai: Bút pháp trên bia mang tính trực diện, nét kết thúc đậm và sâu, tạo cảm giác như lưỡi câu. Trong khi đó, chữ ở thiếp nhấn mạnh sự uyển chuyển, với các nét kết thúc nhẹ và thoáng, mang vẻ bay bổng.

    Thứ ba: Cấu trúc của chữ trên bia đề cao tính tổ hợp, hạ thấp hình thể. Trong khi đó, chữ thiếp có tính liên kết cao và hình thể cũng cao.

4. Tôn Thu Sinh tạo tượng kí 孙秋生造像记



孙秋生造像碑刻图片

Vì Bắc Bi có rất nhiều nên không thể giới thiệu hết từng cái một. Ở đây, tôi chọn tấm bia "Tôn Thu Sinh Tạo Tượng Ký" 孙秋生造像记 làm đại diện, một tác phẩm quan trọng và hữu ích nhất cho việc học thư pháp. Tôn Thu Sinh Tạo Tượng Ký là một trong bốn tác phẩm quan trọng nhất của Long Môn Môn Nhị Thập Phẩm, với số lượng chữ nhiều nhất và bảo tồn hoàn chỉnh nhất, nằm ở tầng trên cùng của bức tường phía Nam hang Cổ Dương. Từ bia này có thể thấy rõ sự chuyển tiếp từ chữ Lệ sang chữ Khải trong cấu trúc và bút pháp nguyên thủy, với các đặc điểm sau:

    Kết thể thấp nhỏ và dẹt, trọng tâm thấp.

    Cấu trúc chặt chẽ, khoảng trắng nhỏ.

    Sự kết hợp các đường nét hài hòa.

    Dùng bút sắc nét, nổi bật kỹ thuật khắc, được gọi là “Đao Bát Bút Nhị - Đao Tám Phần, Bút Hai Phần.”

    Nét bút mạnh mẽ, kết hợp cả trung phong và trắc phong.

寬博樸厚:北魏 楷書《孫秋生造像記》書法碑帖

寬博樸厚:北魏 楷書《孫秋生造像記》書法碑帖

寬博樸厚:北魏 楷書《孫秋生造像記》書法碑帖

寬博樸厚:北魏 楷書《孫秋生造像記》書法碑帖

寬博樸厚:北魏 楷書《孫秋生造像記》書法碑帖

寬博樸厚:北魏 楷書《孫秋生造像記》書法碑帖

寬博樸厚:北魏 楷書《孫秋生造像記》書法碑帖

寬博樸厚:北魏 楷書《孫秋生造像記》書法碑帖

寬博樸厚:北魏 楷書《孫秋生造像記》書法碑帖

寬博樸厚:北魏 楷書《孫秋生造像記》書法碑帖

寬博樸厚:北魏 楷書《孫秋生造像記》書法碑帖

寬博樸厚:北魏 楷書《孫秋生造像記》書法碑帖

寬博樸厚:北魏 楷書《孫秋生造像記》書法碑帖

更多图片 [1][2][3][4][5][6][7][8][9][10][11][12][14][15][16][17][18][19][20][21][22][23][24][25][26][27][28][29][30][31]

 

【参考资料】

  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top