Lam Sơn Vĩnh Lăng bi

Ngày đăng: 10/05/2019 | 00:05
Bia Vĩnh Lăng còn gọi là Lam Sơn Vĩnh Lăng bi (chữ Hán: 藍山永陵碑) là một bia đá cổ thời Lê sơ, đặt ở lăng vua Lê Thái Tổ, tại xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Bia Vĩnh Lăng vừa có giá trị sử liệu, vừa là tác phẩm nghệ thuật văn hóa trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam.
維順天六年, 歳次癸丑, 閏八月, 二十二日.
太祖高皇帝賓天. 本年十月, 二十三日, 塟于藍山之永陵.
帝性藜, 諱利. 曾祖諱誨, 清化府人也.常一日遊藍山, 見衆鳥羣飛,翔繞於藍山之下, 若衆人聚會之狀, 曰: "此佳處也!". 因徙家居焉. 三年而產業成。子孫日繁,奴隸眾。建邦,開土,植基於此焉. 自是世爲一方君長.
皇組諱汀克承其家以繼先志, 有衆至千余人.
皇組妣阮氏, 最有賢行, 生二子, 長曰從, 次曰曠, 帝之皇考也. 愷悌慈祥, 休休樂善, 好養賓客.鄰境之民視同一家. 是以人莫不感其恩而服其義也.
皇妣鄭氏諱蒼, 勤於婦道, 閨門和睦,家日益昌. 生三子, 伯曰學, 仲曰除, 季則帝也. 伯受祖父之傳不幸短命.
帝承祖父之業惟勤.雖時遭大亂而志且益堅. 晦跡山林, 以稼穡爲業.由其憤强賊之陵暴, 尤專心於韜畧之書,罄竭家資, 厚待賔客.
戊戌起集義兵, 屯落水上. 前後凡數十餘戰, 皆設伏,岀奇, 避銳, 乗敝, 以寡敵衆, 以弱制强.
丙午戰於窣洞, 大捷, 遂進圍東都. 丁未, 賊援安遠侯柳昇領兵十萬, 由廣西進, 黔國公沐晟領兵五萬, 由雲南進. 支稜一戰, 柳昇授首, 斬賊衆數萬餘級, 生擒賊將黄福, 崔聚等三百餘人, 軍下三萬餘口. 所擭柳昇勅命,兵符送雲南軍. 沐晟見之, 擧衆宵潰, 斬馘生扲,不可殫紀. 時鎭守東闗城成山侯王通等先與我軍講和未定,至是請盟於珥河之上. 各處鎮守成池俱開門岀降.凢所擒獲賊人, 及各成降卒, 該十萬餘口, 一皆放還. 水路送殽號船五百餘艘.陸路應付口粮,脚力.戒戢軍士,秋毫一無所犯.两國自是通好,北南無事. 忙禮,哀牢,俱入本圖. 占城,闍婆,航海修貢. 帝宵衣旰食, 凢六載而國中大治. 挚至是崩.
順天六年,癸丑十月吉日, 榮祿大夫, 入内行譴,知三舘事, 臣 阮薦奉
勅譔
翰林院待制, 武文斐奉書.

 
 
Phiên âm :
 
Duy Thuận Thiên lục niên, tuế thứ Quý Sửu, nhuận bát nguyệt, nhị thập nhị nhật.
Thái Tổ Cao Hoàng Đế tân thiên. Bản niên thập nguyệt, nhị thập tam nhật, táng vu Lam Sơn chi Vĩnh Lăng.
 
Đế tính Lê, húy Lợi. Tằng Tổ húy Hối. Thanh Hoá phủ nhân dã. Thường nhất nhật du Lam Sơn, kiến chúng điểu quần phi, tường nhiễu ư Lam Sơn chi hạ, nhược chúng nhân tụ hội chi trạng, viết: "Thử giai xứ dã!". Nhân tỷ gia cư yên.
Tam niên nhi sản nghiệp thành. Tử tôn nhật phồn, nô lệ nhật chúng. Kiến bang, khải thổ, thực cơ ư thử yên. Tự thị thế vi nhất phương quân trưởng.
Hoàng Tổ húy Đinh( Thinh), khắc thừa kỳ gia, dĩ kế tiên chí, hữu chúng chí thiên dư nhân.
Hoàng Tổ tỷ Nguyễn thị, tối hữu hiền hạnh, sinh nhị tử, trưởng viết Tòng, thứ viết Khoáng, Đế chi
Hoàng khảo dã, khải đễ từ tường, hưu hưu lạc thiện, hiếu dưỡng tân khách. Lân cảnh chi dân, thị đồng nhất gia. Thị dĩ nhân mạc bất cảm kỳ ân nhi phục kỳ nghĩa dã.
Hoàng tỷ Trịnh Thị húy Thương, cần ư phụ đạo. Khuê môn hòa mục, gia nhật ích xương. Sinh tam tử: bá viết Học, trọng viết Trừ, quý tắc
Đế dã . Bá thụ Tổ, Phụ, chi truyền, bất hạnh đoản mệnh.
Đế thừa Tổ, Phụ chi nghiệp duy cẩn. Tuy thì tao đại loạn nhi chí thả ích kiên. Hối tích sơn lâm, dĩ giá sắc vi nghiệp. Do kỳ phẫn cường tặc chi lăng bạo, vưu chuyên tâm ư thao lược chi thư. Khánh kiệt gia tư, hậu đãi tân khách.
 
Mậu tuất khởi tập nghĩa binh, đồn Lạc thủy thượng. Tiền hậu phàm sổ thập dư chiến, giai thiết phục, xuất kỳ, tỵ nhuệ, thừa tệ, dĩ quả địch chúng, dĩ nhược chế cường.
 
Bính Ngọ chiến ư Tốt Động, đại tiệp, toại tiến vi Đông Đô. Đinh Vị tặc viện An Viễn Hầu Liễu Thăng lĩnh binh thập vạn, do Quảng Tây tiến, Kiềm Quốc Công Mộc Thạnh, lĩnh binh ngũ vạn do Vân Nam tiến. Chi Lăng nhất chiến, Liễu Thăng thụ thủ, trảm tặc chúng sổ vạn dư cấp, sinh cầm tặc tướng Hoàng Phúc, Thôi Tụ đẳng tam bách dư nhân, quân hạ tam vạn dư khẩu. Sở hoạch Liễu Thăng sắc mệnh, binh phù, tống Vân Nam quân. Mộc Thạnh kiến chi, cử chúng tiêu hội. Trảm quắc sinh cầm, bất khả đàn kỷ. Thời trấn thủ Đông quan thành, Thành sơn hầu Vương Thông đẳng tiên dữ ngã quân giảng hòa vị định, chí thị thỉnh minh ư Nhị hà chi thượng. Các xứ trấn thủ thành trì, câu khai môn xuất hàng. Phàm sở cầm hoạch tặc nhân, cập các thành hàng tốt, cai thập dư vạn khẩu, nhất giai phóng hoàn. Thủy lộ tống hiệu thuyền ngũ bách dư sưu. Lục lộ ứng phó khẩu lương, cước lực. Giới trấp quân sĩ, thu hào nhất vô sở phạm. Lưỡng quốc tự thị thông hiếu. Bắc Nam vô sự. Mang lễ, Ai lao, câu nhập bản đồ, Chiêm Thành, Đồ Bà, hàng hải tu cống.
Đế tiêu y hãn thực, phàm lục tải nhi quốc trung đại trị. Chí thị băng.
Thuận Thiên lục niên, Quý Sửu, Thập nguyệt, Cát nhật, Vinh Lộc Đại phu, Nhập nội Hành khiển, Tri Tam Quán sự, thần Nguyễn Trãi phụng Sắc soạn.
Hàn lâm viện đãi chế, thần Vũ Văn Phỉ phụng thư.



 
Kính viết Ngày 22 tháng Tám nhuận năm Quý Sửu, niên hiệu Thuận Thiên thứ 6 (1433) Thái tổ Cao Hoàng đế về chầu trời. Ngày 23 tháng 10 năm này được táng ở Vĩnh Lăng, Lam Sơn. Vua họ Lê, tên húy bên trái là "Hòa", bên phải là "Đao" (tức chữ Lợi). Cụ nội tên bên trái là "Ngôn", phải là "Mỗi" (tức chữ Hối). Có một hôm cụ đi qua Lam Sơn, trông thấy một đàn chim bay lượn quanh dưới chân Lam Sơn, trông giống như đám đông người đang tụ họp, do vậy biết đây là vùng đất tốt. Nhân đó Cụ bèn về nhà đưa cả gia đình đến an cư ở đấy. Được 3 năm thì gây dựng nên sản nghiệp, con cháu ngày càng đông đúc, tôi tớ trong nhà ngày một nhiều khai khẩn đất đai, xây dựng cơ đồ ngày càng phồn thịnh ở đấy. Bởi có thế lực nên được phong làm tù trưởng đứng đầu ở một phương. Ông nội Vua tên húy trái là "Điền", phải là "Đinh" (tức chữ Đinh) thừa tự gia nghiệp, kế thừa chí tổ tiên gây dựng cơ ngơi đông hơn ngàn người. Bà nội Vua họ Nguyễn, là người rất đức hạnh, hiền thục sinh được hai con trai: con trưởng là Tòng; con thứ tên bên trái là "Nhật", bên phải là "Quảng" (tức chữ Khoáng) tức là thân sinh của Vua vậy. Ông là người vui tính, thảo hiền, phúc đức, thích làm điều lạc thiện, hay nuôi dưỡng tân khách trong nhà. Dân ở vùng lân cận được coi như một nhà cho nên không ai lại không cảm cái ân đức và phục cái nghĩa khí ấy vậy. Mẹ của Vua họ Trịnh, tên húy trên là "Thảo", dưới là "Thương" (tức chữ Thương) là người chuyên cần việc nữ công khuê phòng, sinh được ba con trai: Con đầu là Học; con giữa là Trừ; con cuối tức là Vua ta vậy. Con đầu kế thừa sự nghiệp ông cha, không may đoản mệnh. Nhà Vua kế thừa sự nghiệp của ông cha rất cẩn trọng. Tuy gặp thời đại loạn mà ý chí vẫn kiên cường, ẩn giấu tông tích trong rừng núi, lấy cày bừa, cấy lúa mà lập nghiệp. Do căm phẫn quân giặc tàn bạo ức hiếp nên càng chuyên tâm vào đọc sách thao lược, đem hết gia tư trong nhà để hậu đãi tân khách. Năm Mậu Tuất (1418) khởi nghĩa dấy binh ở đồn Lạc Thủy. Trước sau đánh hơn 10 trận đều dùng quân mai phục, xuất kỳ bất ý, tránh chỗ mạnh đánh vào chỗ yếu, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh. Năm Bính Ngọ (1426) đánh trận Tốt Động thắng lớn, bèn tiến về bao vây Đông Đô. Năm Đinh Mùi (1427) viện binh của giặc do An Viễn hầu Liễu Thăng dẫn 10 vạn quân từ Quảng Tây tiến sang; Kiềm Quốc công Mộc Thạnh dẫn 5 vạn quân từ Vân Nam tiến vào. Một trận chiến diễn ra ở Chi Lăng: Liễu Thăng bị mất đầu; chém bọn giặc vài vạn thủ cấp; bắt sống bọn tướng giặc Hoàng Phúc, Thôi Tụ hơn 300 tên; quân dưới trướng hơn 3 vạn tên. Liền đem sắc mệnh, binh phù của Liễu Thăng cho quân Vân Nam xem. Mộc Thạnh nhìn thấy hết thảy bọn chúng đều tiêu đởm, tan tác, bị chém chết và bắt sống không thể kể xiết. Lúc đó bọn trấn thủ thành Đông Quan là Thành Sơn hầu Vương Thông vốn trước đã cùng quân ta giảng hòa nhưng chưa xong, đến lúc này mới xin được minh thề ở trên sông Nhị Hà. Các xứ thành trì trấn thủ đều mở cửa ra hàng. Phàm những quân giặc bị bắt cho đến các thành ra hàng cả thảy hơn 10 vạn tên đều được phóng thích. Đường thủy cấp cho hơn 500 chiếc thuyền, đường bộ cấp cho lương thảo, ngựa tốt. Răn giới cho quân sĩ không được mảy may xâm phạm. Hai nước từ đó thông hảo, Bắc Nam yên ổn. Xứ Mường Lễ, Ai Lao đều nhập vào bản đồ nước ta. Các nước Chiêm Thành, Xà Bà đều cho tàu thuyền sang cống nạp. Vua thức khuya dậy sớm, trong 6 năm trong nước bình yên cho đến khi băng hà. Ngày tốt tháng 10 năm Quý Sửu, Thuận Thiên thứ 6 (1433). Vinh Lộc Đại phu Nhập nội hành khiển Tri tam quán sự, thần là Nguyễn Trãi phụng soạn. Hàn lâm viện đãi chế, thần là Vũ Văn Phỉ phụng viết.

(kuangtuan sưu tầm chư đối chiếu)

  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top