Chương II Những quy định cụ thể

Ngày đăng: 04/07/2022 | 00:07

Điều 10. Chứng minh đạo sư

Là quý chức sắc Phật giáo đương nhiệm trụ trì các Tổ đình Phật giáo Thanh Quang tự, Thiên Trúc tự, nơi bảo trợ cơ sở đào tạo của Nhân Mỹ học đường, quý vị hướng đạo tinh thần được Đốc giáo Nhân Mỹ học đường cung thỉnh tôn vị Chứng minh đạo sư Nhân Mỹ học đường.

Điều 11. Đốc giáo

Là người lãnh đạo, chịu trách nhiệm cao nhất trong hoạt động đối nội và đối ngoại của Nhân Mỹ học đường, có vai trò định hướng chiến lược công tác đào tạo, phê chuẩn các kế hoạch hoạt động chuyên môn do Hội đồng Điều hành và Chủ tịch Hội đồng Điều hành đề xuất;

Quyết định việc sửa đổi, bổ sung và ban hành Học chế.

Quyết định về cơ cấu tổ chức, thành phần nhân sự thuộc, trực thuộc Nhân Mỹ học đường;

Thỉnh nhiệm, bổ nhiệm và chấp thuận từ nhiệm nhân sự Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Điều hành; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn; Chủ nhiệm Bộ môn Hán Nôm; Chủ nhiệm Bộ môn Thư pháp; Trưởng ban Đào tạo; Trưởng ban Truyền thông, Trợ lý Đốc giáo; Chánh Văn phòng Học đường.

Quyết định công tác đối ngoại, việc hợp tác, phối hợp đào tạo, liên kết đào tạo, mở rộng, sáp nhập, tiếp quản, thành lập và đặt các cơ sở đạo của Nhân Mỹ học đường.

Quyết định công nhận tốt nghiệp, công nhận tác giả đạt giải thư pháp tại triển lãm do Học đường tổ chức; quyết định hủy kết quả thi, hủy kết quả công nhận tác giả đạt giải thư pháp.

Quyết định buộc thôi học đối với học viên; quyết định khen thưởng và cử phạt theo quy định tại Học chế này và những nội dung khác liên quan đến hoạt động của Nhân Mỹ học đường khi có đề xuất của Chủ tịch Hội đồng Điều hành.

Đốc giáo ủy quyền Chủ tịch Hội đồng Điều hành thực hiện điều hành, quản lý các hoạt động của Học đường khi Đốc giáo vắng mặt.

Điều 12. Hội đồng Điều hành

Hội đồng Điều hành là cơ quan quản lý cao nhất của Nhân Mỹ học đường; có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung và đề xuất Đốc giáo ra quyết định ban hành Học chế của Học đường; xem xét đề xuất Đốc giáo quyết định về cơ cấu tổ chức, thành phần nhân sự thuộc Nhân Mỹ học đường; tham mưu, đề xuất Đốc giáo phê chuẩn chương trình đào tạo; cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện chương trình đào tạo đã được Đốc giáo phê chuẩn ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành các hoạt động liên quan đến công tác dạy và học của Nhân Mỹ học đường.

Cơ cấu Hội đồng điều hành gồm:

- Bộ môn Hán Nôm

- Bộ môn Thư pháp

- Ban Đào tạo

- Ban Truyền thông

- Ban Nghi lễ

- Văn phòng

Quy chế hoạt động của các Bộ môn, các Ban, Văn phòng Học đường do Chủ tịch Hội đồng Điều hành quy định.

Thành viên Hội đồng Điều hành gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Điều hành, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn; Chủ nhiệm Bộ môn Hán Nôm, Chủ nhiệm Bộ môn Thư pháp, Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký Hội đồng Điều hành, Trưởng ban Đào tạo, Trưởng ban Truyền thông, Trưởng ban Nghi lễ, Trợ lý Đốc giáo, Chánh Văn phòng Học đường, và các nhân sự khác do Đốc giáo quyết định.

Thành viên Ban Thường trực Hội đồng Điều hành gồm: Chủ tịch Hội đồng Điều hành, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Chủ nhiệm Bộ môn Hán Nôm, Chủ nhiệm Bộ môn Thư pháp, Trưởng ban Đào tạo, Trưởng ban Truyền thông, Trưởng ban Nghi lễ, Tổng Thư ký Hội đồng Điều hành, Trợ lý Đốc giáo.

Thành viên Hội đồng Điều hành được Đốc giáo thỉnh nhiệm, suy cử và chịu trách nhiệm trước Đốc giáo về toàn bộ công tác quản lý, điều hành Nhân Mỹ học đường.

Hội đồng Điều hành họp định kỳ 3 tháng một lần. Trong trường hợp đặc biệt, Chủ tịch Hội đồng Điều hành triệu tập bất thường hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Điều hành, hay hội nghị toàn thể Hội đồng Điều hành để xem xét, quyết định những nội dung quan trọng của Học đường.

Hội đồng Điều hành hoạt động theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, biểu quyết theo đa số, tập thể quyết định, cá nhân Chủ tịch phụ trách.

Điều 13: Chủ tịch Hội đồng Điều hành

Do Đốc giáo thỉnh nhiệm và ra quyết định bổ nhiệm.

Là người đứng đầu, quản lý, điều hành, và chịu trách nhiệm trước Đốc giáo về mọi hoạt động của Hội đồng Điều hành.

Là người giữ quyền quyết định cao nhất của Hội đồng Điều hành, trực tiếp và thường trực làm công tác quản lý, điều hành mọi hoạt động của Nhân Mỹ học đường trên cơ sở xem xét đề xuất của Hội đồng Khoa học và các tổ chức, cá nhân thành viên thuộc Hội đồng Điều hành.

Quyết định việc triệu tập hội nghị thành viên và chủ trì các cuộc họp Hội đồng Điều hành. Là người quyết định cuối cùng trong trường hợp Hội đồng Điều hành có ý kiến chưa thống nhất. Quyết định việc họp Hội đồng Điều hành mở rộng khi cần thiết. Chịu trách nhiệm báo cáo trước Học đường kết quả điều hành, quản lý của Hội đồng Điều hành 6 tháng và hàng năm.

Quyết định bổ nhiệm các Phó Chánh Văn phòng, Kế toán, Thủ quỹ Văn phòng Học đường, người phụ trách các cơ sở đào tạo và phối hợp đào tạo, Ban Chủ nhiệm các Câu lạc bộ Thư pháp trực thuộc Văn phòng Học đường quyết định phân công Chủ nhiệm lớp; quyết định phê chuẩn nhân sự Ban cán sự lớp.

Chủ trì việc lấy ý kiến quyết định thông qua kế hoạch đào Trưởng ban Đào tạo và Chủ nhiệm các Bộ môn đề xuất, sau khi đã có ý kiến thống nhất của Hội đồng Khoa học.

Chủ trì Hội đồng Học chế xem xét và đề xuất với Đốc giáo việc khen thưởng hay cử phạt các tập thể, cá nhân thuộc Nhân Mỹ học đường.

Quyết định việc tuyển sinh, kiểm tra học phần, thi tốt nghiệp các khóa học và báo cáo kết quả với Đốc giáo.

Quyết định chương trình khảo tả điền dã, các chương trình khai giảng, bế giảng, chỉ đạo tổ chức các ngày kỷ niệm, Ngày thành lập Học đường, Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam 20/11, chỉ đạo tổ chức các sự kiện quan trọng tại Học đường.

Chủ trì soạn thảo, lấy ý kiến thống nhất trong Hội đồng Điều hành và trình Đốc giáo ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Điều hành Nhân Mỹ học đường.

Ban hành Quy chế hoạt động của các Bộ môn, các Ban chuyên môn, Văn phòng Học đường và các Câu lạc bộ trực thuộc Văn phòng Học đường.

Thay mặt Đốc giáo thực hiện các hoạt động đối nội và đối ngoại của Nhân Mỹ học đường khi được Đốc giáo ủy quyền.

Là người giữ quyền phát ngôn về các hoạt động dạy và học của Nhân Mỹ học đường.

Chủ tịch Hội đồng Điều hành ủy quyền cho một thành viên trong Ban Thường trực Hội đồng Điều hành chỉ đạo thực hiện một hoặc nhiều nhiệm vụ trong chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng Điều hành khi Chủ tịch Hội đồng Điều hành vắng mặt. Người được ủy quyền chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng Điều hành về phạm vi chức tránh, nhiệm vụ được ủy quyền.

Điều 14. Hội đồng Khoa học

Hội đồng Khoa học là cơ quan thực hiện tham mưu, đề xuất công tác nghiên cứu và quản lý khoa học, đề xuất ban hành kế hoạch, thẩm định, đánh giá các hoạt động khoa học, các công trình nghiên cứu, tác phẩm chuyên môn tại Học đường, phối hợp với Hội đồng Điều hành tham mưu Đốc giáo lãnh đạo, định hướng các hoạt động nghiên cứu, đào tạo tại Học đường.

Thành viên Hội đồng Khoa học gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên khác có uy tín và học thuật ở trong và ngoài Học đường, do Đốc giáo thỉnh nhiệm.

Đưa ra các quyết định đánh giá về chuyên môn trong các trường hợp xét tuyển, sát hạch, khảo hạch trong các kỳ thi, kiểm tra, tuyển chọn về Hán Nôm và Thư pháp, tọa đàm khoa học, thỉnh giảng chuyên đề theo kế hoạch đào tạo đã được thông qua.

Thẩm định khung chương trình đào tạo của Nhân Mỹ học đường; tổ chức biên soạn và đề xuất ban hành giáo trình, giáo án, tài liệu giảng dạy, tài liệu học tập, tài liệu tham khảo phục vụ công tác dạy và học của Học đường.

Giữ quyền quyết định việc tuyển chọn tác phẩm triển lãm, chấm giải, đề xuất Đốc giáo quyết định công nhận tác giả đoạt giải, giám định lại tác phẩm để đề xuất Đốc giáo hủy kết quả đã được công nhận đối với tác giả đạt giải tại các kỳ Triển lãm Thư pháp Hàn Mặc khi có dấu hiệu gian lận, vi phạm Học chế.

Đề xuất kế hoạch và hướng dẫn chuyên môn hoạt động điền dã, khảo tả, nghiên cứu thực tế, phối hợp nghiên cứu và các hoạt động khoa học khác của Nhân Mỹ học đường.

Đề xuất Ban biên tập và xem xét việc đăng tải các công trình khoa học, các bài nghiên cứu liên quan đến chuyên môn của Nhân Mỹ học đường trên trang Website của Học đường.

Chủ trì thực hiện các hoạt động nghiên cứu và quản lý khoa học khác phục vụ hoạt động chuyên môn của Học đường.

Hội đồng Khoa học hoạt động theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, biểu quyết theo đa số, tập thể quyết định, cá nhân Chủ tịch phụ trách.

Điều 15: Chủ tịch Hội đồng Khoa học

Do Đốc giáo thỉnh nhiệm và ra quyết định bổ nhiệm.

Là người đứng đầu, phụ trách, và chịu trách nhiệm trước Đốc giáo về mọi hoạt động của Hội đồng Khoa học.

Là người giữ quyền quyết định cao nhất của Hội đồng Khoa học, trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động khoa học của Nhân Mỹ học đường.

Quyết định việc triệu tập và chủ trì các cuộc họp Hội đồng Khoa học. Là người quyết định cuối cùng trong trường hợp Hội đồng Khoa học có ý kiến chưa thống nhất. Quyết định việc họp Hội đồng Khoa học mở rộng khi cần thiết.

Chủ trì việc lấy ý kiến quyết định thông qua kế hoạch hoạt động, quản lý và nghiên cứu khoa học khi có ý kiến đề xuất của Chủ tịch Hội đồng Điều hành.

Chủ trì việc tư vấn khoa học, hướng dẫn chuyên môn, trong các hoạt động dạy, học, điền dã khảo tả, triển lãm thư pháp của Nhân Mỹ học đường.

Chủ trì soạn thảo, lấy ý kiến thông nhất trong Hội đồng Khoa học, trình Đốc giáo ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Khoa học và Quy chế quản lý hoạt động khoa học tại Nhân Mỹ học đường.

Là người giữ quyền phát ngôn về các hoạt động khoa học của Nhân Mỹ học đường.

Trường hợp Chủ tịch Hội đồng Khoa học vắng mặt, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Khoa học thay mặt Chủ tịch điều hành hoạt động của Hội đồng Khoa học và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đốc giáo về quyết định của mình.

Điều 16.  Hội đồng Cố vấn

           Là hội đồng mang tính tập hợp, đoàn kết các thành viên trong và ngoài Học đường, có vai trò tham mưu, cố vấn cho Đốc giáo và Chủ tịch Hội đồng Điều hành việc định hướng công tác chuyên môn dạy, học và quản lý hoạt động của Học đường.

Hội đồng Cố vấn bao gồm các thành viên có học vị khoa học, có kiến thức chuyên môn sâu, am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau có liên quan đến hoạt động chuyên môn của học đường.

Thành viên Hội đồng Cố vấn gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên được Đốc giáo thỉnh nhiệm.

Hội đồng Cố vấn hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, đồng thuận và tự nguyện.

Chủ tịch Hội đồng Cố vấn là người đại diện cho Hội đồng Cố vấn trong việc thực hiện các hoạt động tham mưu, đề xuất, cố vấn chuyên môn với Đốc giáo và Chủ tịch Hội đồng Điều hành.

Điều 17. Hội đồng Học chế

Trong trường hợp cần xem xét việc khen thưởng hay cử phạt các tập thể, cá nhân thuộc Nhân Mỹ học đường, Đốc giáo quyết định thành lập Hội đồng Học chế từ các thành viên có trách nhiệm trong Hội đồng Điều hành, Hội đồng Khoa học, Hội đồng Cố vấn và Văn phòng Học đường, do Chủ tịch Hội đồng Điều hành giữ quyền chủ tọa, để căn cứ các quy định của Học chế xem xét, trình Đốc giáo quyết định việc khen thưởng hay cử phạt.

Các tập thể Hội đồng Điều hành, Hội đồng Khoa học, Hội đồng Cố vấn, Văn phòng Học đường, Ban chủ nhiệm các Câu lạc bộ Thư pháp, tập thể Ban cán sự các lớp và các tập thể khác; cá nhân thành viên Hội đồng Điều hành, Hội đồng Khoa học, Hội đồng Cố vấn, Văn phòng Học đường, Giảng sư, Giảng viên, thành viên Ban cán sự các lớp học và các cá nhân khác có thành tích xuất sắc đóng góp vào sự phát triển của Nhân Mỹ học đường, được các Ban chuyên môn, Tổng Thư ký Hội đồng Điều hành, Chánh Văn phòng Học đường đề xuất, được Hội đồng Học chế xem xét, thông qua, trình Đốc giáo quyết định tặng thưởng Bằng Tuyên dương công đức. Học viên có thành tích học tập xuất sắc được tặng thưởng Giấy khen.

Các tập thể Hội đồng Điều hành, Hội đồng Khoa học, Hội đồng Cố vấn, Văn phòng Học đường, Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Thư pháp, tập thể Ban cán sự lớp; cá nhân thành viên Hội đồng Điều hành, Hội đồng Khoa học, Hội đồng Cố vấn, Văn phòng Học đường, Giảng sư, Giảng viên, thành viên Ban cán sự các lớp học và học viên vi phạm Học chế, làm ảnh hướng đến công tác dạy và học của Nhân Mỹ học đường, ảnh hưởng đến uy tín của Học đường, được các Ban chuyên môn, Tổng Thư ký Hội đồng Điều hành, Chánh Văn phòng Học đường đề xuất, được Hội đồng Học chế xem xét, thông qua, trình Đốc giáo ra quyết định cử phạt.

Học viên vi phạm Học chế, có hành vi gian lận trong học tập, thi cử, kiểm tra, xây dựng tác phẩm thư pháp, các báo cáo kết quả học tập, điền dã bị xem xét, xử lý kỷ luật với các hình thức: cảnh cáo, hủy kết quả thi, hủy kết quả công nhận tác giả đạt giải thư pháp, buộc thi lại, buộc học lại, buộc thôi học.

Trường hợp Học viên tự ý nghỉ học quá 4 buổi liên tục không xin phép sẽ bị buộc thôi học, bị xóa tên khỏi danh sách lớp học hiện tại. Học viên nghỉ học quá 1/3 thời lượng của môn học bị buộc học lại.

Học viên đã bị buộc thôi học, sau khi thụ lý hình phạt, nếu có nhu cầu học lại tại Nhân Mỹ học đường phải có đơn xin phép và nếu được chấp thuận sẽ phải thực hiện các thủ tục đăng ký học như học viên đăng ký lần đầu. Việc học lại của các Học viên sau khi thụ lý hình phạt chỉ được diễn ra ở các khóa sau (tính từ khóa học mà Học viên bị kỷ luật), sau khi đã cam kết nghiêm túc thực hiện những quy định tại Học chế này. Mỗi Học viên bị buộc thôi học được phép xin học lại không quá một lần.

Điều 18. Giảng sư, Giảng viên và Giảng sư đoàn

Giảng sư là những người có chuyên môn sâu, có nghiệp vụ sư phạm, có tư cách đạo đức, được đào tạo căn bản về Hán Nôm, thư pháp Hán Nôm, ngôn ngữ và văn hóa truyền thống; có tư cách đạo đức mẫu mực, được Hội đồng Khoa học chấp thuận và được Đốc giáo thỉnh nhiệm dạy các bộ môn, các học phần, các chuyên đề theo kế hoạch đào tạo của Nhân Mỹ học đường, được Nhân Mỹ học đường suy tôn danh hiệu Giảng sư.

Giảng viên là những người có năng lực chuyên môn, có tinh thần cống hiến, được Hội đồng Khoa học chấp thuận, được Đốc giáo mời hoặc cử làm người đứng lớp, phụ trách việc dạy một học phần, một môn học hay một chuyên đề với vai trò là trợ lý cho Giảng sư phụ trách môn học.

Giảng sư đoàn gồm Giảng sư cơ hữu, Giảng sư thỉnh giảng và Giảng viên.

           Điều 19. Chủ nhiệm Bộ môn Hán Nôm

           Là thành viên Hội đồng Điều hành, do Đốc giáo thỉnh nhiệm và ra quyết định bổ nhiệm; chịu trách nhiệm trước Đốc giáo và Hội đồng Điều hành việc dạy và học liên quan đến bộ môn chữ Hán Nôm tại Học đường, và thực hiện các nhiệm vụ:

- Trực tiếp chỉ đạo việc lên kế hoạch, nội dung, chương trình giảng dạy bộ môn Hán Nôm.

- Đề xuất soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy và tài liệu tham khảo bổ trợ  cho bộ môn Hán Nôm.

- Đề xuất mời Giảng sư, Giảng viên cơ hữu và Giảng viên thỉnh giảng cho bộ môn Hán Nôm.

           - Đề xuất với Đốc giáo, Hội đồng Điều hành việc thay đổi nội dung, kế hoạch đào tạo, thay đổi Giảng sư, Giảng viên cho bộ môn Hán Nôm.

          - Đề xuất kế hoạch, nội dung kiểm tra, sát hạch, khảo hạch, thi hết học phần, thi tốt nghiệp, tọa đàm chuyên môn liên quan đến Hán Nôm.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Đốc giáo, Chủ tịch Hội đồng Điều hành giao.

 

           Điều 20. Chủ nhiệm Bộ môn Thư pháp

           Là thành viên Hội đồng Điều hành, do Đốc giáo thỉnh nhiệm và ra quyết định bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Đốc giáo và Hội đồng Điều hành việc dạy và học liên quan đến bộ môn Thư pháp tại Học đường, và thực hiện các nhiệm vụ:

- Trực tiếp chỉ đạo việc lên kế hoạch, nội dung, chương trình giảng dạy bộ môn Thư pháp.

- Đề xuất soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy và tài liệu tham khảo bổ trợ cho bộ môn Thư pháp.

 - Đề xuất mời Giảng sư, Giảng viên cơ hữu và Giảng viên thỉnh giảng cho bộ môn Thư pháp.

           - Quyết định đề xuất với Đốc giáo, Hội đồng Điều hành việc thay đổi nội dung, kế hoạch đào tạo, thay đổi Giảng sư, Giảng viên cho Bộ môn Thư pháp.

          - Đề xuất kế hoạch, nội dung kiểm tra, sát hạch, khảo hạch, thi hết học phần, thi tốt nghiệp, tọa đàm chuyên môn, báo cáo kết quả học tập, triển lãm Thư pháp, giao lưu và trình diễn Thư pháp chữ Hán và chữ Nôm; chỉ đạo, định hướng chuyên môn các Câu lạc bộ Thư pháp.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Đốc giáo, Chủ tịch Hội đồng Điều hành giao.

 

           Điều 21. Tổng Thư ký Hội đồng Điều hành

Tổng Thư ký Hội đồng Điều hành là thành viên Hội đồng Điều hành, do Đốc giáo bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Đốc giáo và Hội đồng Điều hành trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Tổng Thư ký Hội đồng Điều hành có chức năng, nhiệm vụ:

- Chủ trì việc xây dựng chương trình, tài liệu phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, tổ chức, nhân sự của Hội đồng Điều hành;

- Triển khai quán triệt, phổ biến và tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng Điều hành, Ban Thường trực Hội đồng Điều hành;

- Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, báo cáo kết quả thực hiện các quyết nghị, quyết định của Hội đồng và Chủ tịch Hội đồng Điều hành trong phạm vi toàn Học đường;

- Tham mưu Chủ tịch Hội đồng điều hành công tác nhân sự thuộc Văn phòng Học đường; các báo cáo của Hội đồng và Ban Thường trực Hội đồng Điều hành; tham mưu lịch họp, thành viên dự họp và triệu tập hội nghị, cuộc họp của Hội đồng, Ban Thường trực Hội đồng Điều hành;

- Phụ trách việc ghi chép biên bản, thông báo kết luận các cuộc họp Hội đồng Điều hành, cuộc họp Ban Thường trực Hội đồng Điều hành;

- Tham mưu các văn bản, quyết định liên quan đến công tác nhân sự, quản lý, điều hành của Hội đồng Điều hành;

- Thay mặt Hội đồng Điều hành ký thông báo kết luận các cuộc họp, các văn bản chỉ đạo, điều hành do Chủ tịch Hội đồng Điều hành ủy quyền;

- Trực tiếp điều hành công tác hành chính, hậu cần, khánh tiết, nghi lễ, tổ chức trong các sự kiện quan trọng của Học đường;

- Đề xuất Chủ tịch Hội đồng Điều hành quyết định bổ nhiệm và phân công nhiệm vụ các nhân sự Phó Tổng Thư ký, Thư ký giúp việc trực tiếp cho Tổng Thư ký Hội đồng Điều hành.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Đốc giáo, Chủ tịch Hội đồng Điều hành giao.

           Điều 22. Trưởng ban Đào tạo

Trưởng ban Đào tạo là thành viên Hội đồng Điều hành, do Đốc giáo bổ nhiệm để tham mưu cho Hội đồng Điều hành về công tác đào tạo, trực tiếp phụ trách Ban Đào tạo và thực hiện những chức năng, nhiệm vụ:

- Trực tiếp xử lý, xem xét và đề xuất lên Hội đồng Điều hành, Đốc giáo việc tiếp nhận, điều chuyển, bảo lưu kết quả học tập, buộc thôi học, khen thưởng, cử phạt và những nội dung khác liên quan đến quản lý học viên;

- Tham mưu kế hoạch, nội dung và chủ trì triển khai, báo cáo kết quả công tác kiểm tra, sát hạch, khảo hạch, thi hết học phần, thi tốt nghiệp của học viên tại Học đường;

- Tham mưu thành lập Ban tuyển sinh, đề xuất quy chế hoạt động của Ban Tuyển sinh, kế hoạch tuyển sinh; trực tiếp chỉ đạo thực hiện kế hoạch tuyển sinh, tư vấn học viên, báo cáo kết quả tuyển sinh và đề xuất phân công chủ nhiệm lớp lên Chủ tịch Hội đồng Điều hành;

- Chủ trì, phối hợp với Tổng Thư ký Hội đồng Điều hành triển khai kế hoạch tổ chức hoạt động giảng dạy và học tập, bao gồm kế hoạch, lịch trình học trên lớp, học tập chuyên đề, hoạt động khảo tả điền dã; phụ trách việc đăng tải thông tin liên quan đến công tác đào tạo, lịch học trên trang website của Học đường;

- Phối hợp với Chủ nhiệm bộ môn Hán Nôm và bộ môn Thư pháp chủ trì tham mưu việc xây dựng, ban hành khung chương trình; tổ chức thực hiện dạy và học đảm bảo thời lượng, thời gian và chất lượng đào tạo; chủ trì việc tham mưu bổ sung, chỉnh lý, sửa đổi khung chương trình đào tạo; tổ chức thực hiện, kiểm tra và báo cáo kết quả kiểm tra việc thực hiện chương trình đào tạo lên Chủ tịch Hội đồng Điều hành;

- Tham mưu Chủ tịch Hội đồng Điều hành cấp văn bằng, chứng chỉ công nhận kết quả đào tạo; cấp và quy định sử dụng thẻ học viên; ban hành mẫu hồ sơ, mẫu sổ ghi đầu bài, đơn xin học, đơn xin bảo lưu kết quả học tập, và các văn bản khác liên quan đến công tác đào tạo được áp dụng thống nhất tại Học đường;

- Thực hiện lưu trữ, quản lý hồ sơ học viên, chương trình đào tạo, đề thi, kết quả thi và các báo cáo, văn bản, giấy tờ liên quan đến công tác đào tạo.

- Tổng hợp, báo cáo kết quả thi, kiểm tra tới Hội đồng Điều hành để xét khen thưởng, kỷ luật, buộc thôi học đối với học viên; thông báo kết quả thi,  kiểm tra và kết quả khen thưởng, kỷ luật tới học viên;

- Phối hợp với Văn phòng Học đường và cán sự các lớp, trực tiếp thực hiện công tác quản lý học viên, điểm danh, quản lý danh sách học viên, quản lý và báo cáo việc thay đổi sỹ số lớp học, quản lý sổ ghi đầu bài;

- Tham mưu kế hoạch, nội dung, ghi ghép biên bản cuộc họp, tham mưu thông báo kết luận các cuộc họp về công tác đào tạo do Đốc giáo hoặc Chủ tịch Hội đồng Điều hành triệu tập, chủ trì;

- Chịu trách nhiệm phân công Ban cán sự lớp học, giữ quyền chủ trì việc tổ chức nhân sự lớp học và đề xuất nhân sự phụ trách các cơ sở đào tạo trình Chủ tịch Hội đồng Điều hành ra quyết định bổ nhiệm.

- Thực hiện những công việc khác liên quan đến công tác đào tạo do Đốc giáo, Chủ tịch Hội đồng Điều hành giao.

- Đề xuất Chủ tịch Hội đồng Điều hành bổ nhiệm nhân sự Trợ lý Đào tạo trực tiếp giúp việc cho Trưởng ban Đào tạo.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Đốc giáo, Chủ tịch Hội đồng Điều hành giao.

           Điều 23. Trưởng ban Truyền thông

Trưởng ban Truyền thông là thành viên Hội đồng Điều hành, do Đốc giáo bổ nhiệm để tham mưu cho Hội đồng Điều hành về công tác truyền thông, báo chí; trực tiếp phụ trách Ban Truyền thông và thực hiện những chức năng, nhiệm vụ:

          - Tham mưu xây dựng các chiến lược, kế hoạch truyền thông giới thiệu, quảng bá về hình ảnh, tổ chức, hoạt động của Học đường; thực hiện công tác lưu trữ tư liệu, ấn phẩm truyền thông về Học đường.

           - Phụ trách quản lý, duy trì, khai thác trang thông tin điện tử của Học đường trên Website, Facebook và các nền tảng mạng xã hội khác.

           - Tham mưu việc ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện số hóa trong việc điều hành, hoạt động và quản lý của Học đường.

           - Thừa ủy quyền Chủ tịch Hội đồng Điều hành ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ truyền thông, thuê bao, thuê đường truyền, hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo công tác truyền thông, công tác dạy, học online trên các nền tảng mạng xã hội.

           - Đề xuất thành lập Ban Biên tập; tổ chức xây dựng, tổng hợp, biên tập các bài nghiên cứu, bài tham khảo liên quan đến hoạt động chuyên môn của Học đường phục vụ đăng tải trên trang thông tin điện tử.

           - Tạo lập, giữ quyền quản trị, thực hiện chia quyền quản trị, quy định nguyên tắc hoạt động, nguyên tắc thông tin, nguyên tắc phát ngôn đối với các nhóm Facebook, Zalo hay các nền tảng mạng xã hội khác do Học đường tạo lập để phục vụ hoạt động của Học đường.

           - Tổ chức xây dựng, đăng tải tin, bài, ảnh, video clip phán ảnh về Học đường theo dòng thời sự và sự kiện trọng tâm hàng năm, sự kiện đột xuất.

           - Là đầu mối tiếp nhận, xử lý thông tin báo chí; tham mưu, đề xuất cung cấp thông tin báo chí.

           - Tham mưu công tác tổ chức, trực tiếp đề xuất công tác lễ tân, người dẫn chương trình (MC) tại các sự kiện quan trọng và thường niên do Học đường chủ trì hoặc phối hợp tổ chức.

           - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Đốc giáo, Chủ tịch Hội đồng Điều hành giao.

Điều 24. Trưởng ban Nghi lễ

Trưởng ban Nghi lễ là thành viên Hội đồng Điều hành, do Đốc giáo bổ nhiệm để tham mưu cho Đốc giáo và Hội đồng Điều hành về công tác nghi lễ; trực tiếp phụ trách Ban Nghi lễ và thực hiện những chức năng, nhiệm vụ:

- Chủ trì nghiên cứu, tham mưu nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghi lễ Nho giáo và các nghi thức truyền thống khác để áp dung cho công tác đào tạo và thực hành tại Học đường.

- Tham mưu kế hoạch, chủ trì chỉ đạo thực hiện các công tác liên quan đến nghi lễ trong các hoạt động quan trọng tại Học đường và các hoạt động phối hợp với cơ sở di tích.

- Tham mưu và triển khai các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn cho Giảng sư, Giảng viên, học viên và thành viên Ban Nghi lễ.

- Đề xuất nhân sự tham gia Ban nghi lễ, các hoạt động tế tự; chỉ đạo việc thiết kế, xây dựng y phục, tế khí, lễ vật, các mẫu văn bản, các điều điện đảm bảo cho việc đào tạo, thực hành nghi lễ theo chương trình tại Học đường.

- Đề xuất việc nghiên cứu, khôi phục các nghi thức truyền thống gắn với lễ điển Nho gia, ứng dụng phù hợp trong điều kiện thực tế tại Học đường.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Đốc giáo, Chủ tịch Hội đồng Điều hành giao.

  1. Trợ lý Đốc giáo

Trợ lý Đốc giáo là thành viên Hội đồng Điều hành, do Đốc giáo bổ nhiệm để giúp việc trực tiếp cho Đốc giáo về công tác chuyên môn, và thực hiện những chức năng, nhiệm vụ sau:

- Tham mưu công tác chuyên môn giúp Đốc giáo thực hiện công tác lãnh đạo được quy định tại Điều 11, Học chế này;

- Đầu mối thông tin giữa Đốc giáo với các tổ chức, cá nhân có chức năng trong cơ cấu tổ chức của Nhân Mỹ học đường;

- Trực tiếp tham mưu Đốc giáo trong lãnh đạo, định hướng công tác truyền thông, báo chí, tổ chức sự kiện liên quan đến hoạt động của Học đường;

- Phối hợp với Ban Truyền thông tham mưu Đốc giáo, định hướng việc tiếp xúc báo chí, hướng dẫn và cung cấp thông tin báo chí; sắp xếp, bố trí lịch tiếp, trả lời báo chí của Đốc giáo; đại diện phát ngôn của Đốc giáo khi được Đốc giáo ủy quyền.

- Tham mưu và thẩm định các văn bản trình Đốc giáo ký ban hành;

- Thư ký và thông báo kết luận các cuộc họp do Đốc giáo triệu tập và chủ trì;

- Giám sát, kiểm tra việc và báo cáo kết quả việc triển khai chỉ thị, kết luận của Đốc giáo; đôn đốc hoạt động của các tổ chức, cá nhân theo chức năng được quy định tại Học chế của Học đường;

- Thực hiện nhiệm vụ khác do Đốc giáo phân công.

           Điều 26. Ban Tuyển sinh

           Ban Tuyển sinh là tổ chức lâm thời, do Trưởng ban Đào tạo đề xuất Chủ tịch Hội đồng Điều hành ra quyết định thành lập để tham mưu và tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh tại Học đường.

           Ban Tuyển sinh là đơn vị chủ trì dự thảo, giúp Ban Đào tạo tham mưu Chủ tịch Hội đồng Điều hành ban hành Quy chế tuyển sinh; chủ trì tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện lên Chủ tịch Hội đồng Điều hành.

           Ban Tuyển sinh trực tiếp tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh, giải quyết các vấn đề liên quan đến tuyển sinh; hướng dẫn học viên mới; đề xuất nhân sự Ban cán sự tạm thời các lớp mới tuyển sinh.

           Ban Tuyển sinh tự giải tán khi hoàn thành công tác tuyển sinh.

Điều 27. Văn phòng Học đường

           Văn phòng Học đường là bộ phận giúp việc Hội đồng Điều hành triển khai kế hoạch động của Nhân Mỹ học đường; chủ trì thực hiện công tác quản lý cơ sở vật chất, tài chính, các điều kiện đảm bảo dạy và học; phối hợp quản lý học viên; thực hiện công tác hậu cần, tổ chức, nghi lễ trong các sự kiện quan trọng và thường niên của Nhân Mỹ học đường.

Văn phòng Học đường gồm các thành viên: Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Thường trực, các Phó Chánh Văn phòng, Thủ quỹ, Kế toán, Chủ nhiệm các Câu lạc bộ Thư pháp, Lớp trưởng các lớp học, và các nhân sự khác được Chủ tịch Hội đồng Điều hành phân công.

           Ngoài Chánh Văn phòng, các thành viên khác thuộc Văn phòng Học đường do Chủ tịch Hội đồng Điều hành ra quyết định bổ nhiệm và có trách nhiệm giúp Chánh Văn phòng trong công tác quản lý tại Học đường.

           Văn phòng Học đường làm việc theo chế độ thủ trưởng. Chánh Văn phòng giữ quyền quản lý, quyết định.

Điều 28. Chánh Văn phòng Học đường

           Là thành viên phụ trách Văn phòng Học đường, do Chủ tịch Hội đồng Điều hành xem xét, trình Đốc giáo ra quyết định bổ nhiệm. Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm trước Đốc giáo và Hội đồng Điều hành trong phạm vi công việc được giao.

           Trực tiếp điều hành các hoạt động liên quan đến xây dựng, đảm bảo và quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị học cụ, các điều kiện đảm bảo dạy và học; công tác vận động, quản lý tài chính; trực tiếp chỉ đạo công tác kế toán; chủ trì tiếp nhận việc ủng hộ, đóng góp tự nguyện của các tập thể, cá nhân; tham mưu và đề xuất Chủ tịch Hội đồng Điều hành trình Đốc giáo tặng Bằng tuyên dương công đức với các tập thể, cá nhân có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của Học đường; phối hợp triển khai và đảm bảo các điều kiện tổ chức các sự kiện, nghi lễ, công tác đối nội, đối ngoại của Học đường; phụ trách quản lý ấn triện, y phục, tế khí,  công tác y tế, hậu cần trong các hoạt động nghi lễ, sự kiện trọng đại tại Học đường; tham mưu và làm đầu mối trong công tác đối ngoại với các câu lạc bộ, cơ sở đào tạo ngoài Học đường; tham mưu việc định hướng hoạt động và đầu mối quản lý các câu lạc bộ thuộc Văn phòng Học đường, và thực hiện các nhiệm vụ:

           - Triệu tập, chủ trì, và giữ quyền quyết định trong các cuộc họp của Văn phòng Học đường.

- Trong trường hợp cần thiết, Chánh Văn phòng quyết định triệu tập tập trung học viên toàn Học đường để phổ biến và quán triệt những nội dung cần thiết theo chỉ đạo của Hội đồng Điều hành.

           - Là người phát ngôn về các hoạt động liên quan đến công tác quản lý cơ sở vật chất, học cụ, hậu cần, tài chính, điều kiệu đảm bảo dạy và học của Học đường.

           - Chủ động đề xuất và triển khai thực hiện những vấn đề liên quan đến cơ sở vật chất, điều kiện đảm bảo học tập giữa Học đường và các cơ sở Phật giáo bảo trợ cho hoạt động của Học đường.

- Chủ trì việc huy động nhân sự, phân công nhân sự và trực tiếp điều hành công tác hậu cần, khánh tiết, nghi lễ, tổ chức trong các sự kiện quan trọng của Học đường.

- Chủ trì tham mưu xây dựng quy chế hoạt động, đề xuất các mẫu biểu của Văn phòng Học đường, trình Chủ tịch Hội đồng Điều hành ra quyết định ban hành.

           - Hướng dẫn và kiểm tra, giám sát việc thu, chi quỹ lớp đảm bảo tiết kiệm, công khai, minh bạch, đúng nguyên tắc.

           - Đại diện chủ tài khoản của Học đường.

Chánh Văn phòng phân công các Phó Chánh Văn phòng và các thành viên khác trong Văn phòng Học đường giúp phụ trách các mảng công việc và chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng Học đường trong các công việc được giao.

Chánh Văn phòng xem xét cử một Phó Chánh Văn phòng Thường trực chịu trách nhiệm thường trực điều hành để giúp Chánh Văn phòng chỉ đạo chung, xử lý các công việc khi thấy cần thiết và trong trường hợp Chánh Văn phòng Học đường vắng mặt.

           Điều 29. Ban cán sự lớp

Là tập thể quản lý lớp học, gồm những học viên tiêu biểu có tinh thần học tập nghiêm túc, có trách nhiệm với công việc chung và tinh thần phục vụ, gương mẫu thực hiện Học chế, có ý thức trách nhiệm, có năng lực quản lý, có uy tín, được các thành viên lớp học thống nhất suy cử, do Chánh Văn phòng, Trưởng ban Đào tạo đề xuất, được Chủ tịch Hội đồng Điều hành ra quyết định bổ nhiệm.

Thành viên Ban cán sự lớp gồm: Lớp trưởng, Lớp phó học tập, Lớp phó hậu cần, các Lớp phó khác và Thủ quỹ (nếu cần thiết, do Lớp trưởng đề xuất).

Điều 30. Lớp trưởng

Là nhân sự thuộc Văn phòng Học đường, có tinh thần học tập nghiêm túc, có tinh thần phục vụ, gương mẫu thực hiện Học chế, có ý thức trách nhiệm và có năng lực quản lý, do Chánh Văn phòng, Trưởng ban Đào tạo đề xuất, được Chủ tịch Hội đồng Điều hành ra quyết định bổ nhiệm.

Lớp trưởng chịu trách nhiệm trước Hội đồng Điều hành và Chánh Văn phòng Học đường trong việc thực thi các nội dung công việc liên quan đến công tác học vụ của lớp.

Trong trường hợp đột xuất hoặc được yêu cầu, Lớp trưởng báo cáo hoặc trực tiếp triển khai những nội dung hoạt động do Trưởng ban Đào tạo, Chánh Văn phòng hoặc Chủ tịch Hội đồng Điều hành chỉ đạo.

Lớp trưởng chịu trách nhiệm phụ trách chung và quản lý trực tiếp các hoạt động của một lớp, gồm quán triệt những chủ trương, kế hoạch liên quan đến công tác đào tạo của Học đường; quán triệt thông báo và tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động liên quan khi có thông báo từ Ban Đào tạo và Văn phòng Học đường; giúp Ban Đào tạo quản lý sổ đầu bài; quản lý danh sách lớp, chia tổ, điểm danh, tiếp nhận học viên mới hoặc điều chuyển sau khi được chấp thuận từ Ban Đào tạo, thông báo sỹ số trước mỗi buổi học lên Giảng sư, Giảng viên đứng lớp; đôn đốc việc thu, nộp quỹ lớp, đề xuất việc chi từ nguồn quỹ lớp cho các mục tiêu phục vụ việc học của lớp; quản lý cơ sở vật chất lớp học; chỉ đạo việc đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh và các điều kiện đảm bảo hoạt động của lớp; tổ chức triển khai kế hoạch điền dã khảo tả và các hoạt động khác liên quan đến việc dạy và học của lớp khi được Hội đồng Điều hành, Trưởng ban Đào tạo hoặc Chánh Văn phòng chỉ đạo và chấp thuận; phối hợp chặt chẽ với Lớp trưởng các lớp để triển khai kế hoạch hoạt động chung của Học đường.

Điều 31. Lớp phó học tập

Là thành viên Ban cán sự lớp, có tinh thần học tập nghiêm túc, có tinh thần phục vụ, có thành tích học tập cao, có ý thức tổ chức kỷ luật, gương mẫu thực hiện Học chế; do Lớp trưởng đề xuất trên cơ sở lấy ý kiến thống nhất từ đa số học viên của lớp và được Trưởng ban Đào tạo và Chánh Văn phòng chấp thuận trình Chủ tịch Hội đồng Điều hành ra quyết định bổ nhiệm.

Lớp phó học tập giúp Lớp trưởng và chịu trách nhiệm trước Lớp trưởng về việc thực hiện những nội dung công việc được Lớp trưởng giao trong các công tác liên quan đến chuyên môn học Hán Nôm và Thư pháp như sưu tầm, sao chép, phổ biến tài liệu, nội dung, chương trình đào tạo Hán Nôm và Thư pháp; tổng hợp báo cáo kết quả học tập, quản lý sổ đầu bài; thu và trả bài kiểm tra, vào sổ điểm theo kỳ; điểm danh sỹ số lớp, tiếp nhận xin phép nghỉ học hoặc đến muộn, thống kê những học viên nghỉ học đến 3 buổi liên tục không xin phép để nhắc nhở, thống kê những học viên nghỉ học đến 4 buổi liên tục không xin phép để Lớp trưởng tổng hợp báo cáo Trưởng ban Đào tạo; đề xuất việc khen thưởng thành tích học tập và kỷ luật đối với các học viên.

Trong trường hợp Lớp trưởng vắng mặt, Lớp phó học tập sẽ thay mặt Lớp trưởng, điều hành hoạt động liên quan đến công tác của lớp.

Điều 32. Lớp phó hậu cần

Là thành viên Ban cán sự lớp, có tinh thần học tập nghiêm túc, có tinh thần phục vụ, có thành tích học tập, có ý thức tổ chức kỷ luật, gương mẫu thực hiện Học chế; do Lớp trưởng đề xuất trên cơ sở lấy ý kiến thống nhất từ đa số học viên của lớp và được Trưởng ban Đào tạo và Chánh Văn phòng chấp thuận, trình Chủ tịch Hội đồng Điều hành ra quyết định bổ nhiệm.

Lớp phó hậu cần giúp Lớp trưởng và chịu trách nhiệm trước Lớp trưởng về việc thực hiện những nội dung công việc được Lớp trưởng giao trong các công tác liên quan đến các điều kiện đảm bảo việc thực hiện kế hoạch đào tạo, cơ sở vật chất lớp học, văn phòng tứ bảo, âm thanh, ánh sáng, trực nhật, công tác hậu cần học vụ; tiếp nhận thông báo, đôn đốc thực hiện các hoạt động liên quan đến việc đảm bảo điều kiện tổ chức các sự kiện thường kỳ hoặc đột xuất, các ngày kỷ niệm, chào mừng, các ngày lễ và các nghi lễ liên quan đến Học đường, tự viện; chỉ đạo việc thu, quản lý quỹ lớp.

Trong trường hợp Lớp trưởng và Lớp phó học tập vắng mặt và khi được Lớp trưởng ủy nhiệm sẽ thay mặt Lớp trưởng quản lý, điều hành hoạt động liên quan đến công tác của lớp.

Căn cứ yêu cầu thực tế của lớp, Lớp trưởng thống nhất ý kiến của các thành viên Ban cán sự lớp, đề xuất việc bổ sung Lớp phó, Thủ quỹ thuộc Ban cán sự lớp.

Điều 33. Học viên

Là những người có độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên, không hạn chế về trình độ học vấn, giới tính, vị trí xã hội, nghề nghiệp…, tự nguyện đăng ký và có đơn xin học tại Nhân Mỹ học đường, do Hội đồng Điều hành xem xét trên cơ sở đề xuất của Ban Tuyển sinh, trình Đốc giáo chấp thuận; có tên trong quyết định tuyển sinh, được ghi tên vào một lớp học nhất định thuộc các cơ sở đào tạo của Nhân Mỹ học đường.

Học viên có trách nhiệm tuân thủ những quy định tại Học chế này và đảm bảo những quy định mang tính nề nếp thiền gia, nội quy tại các cơ sở bảo trợ, cơ sở liên kết đào tạo với Nhân Mỹ học đường.

Học viên có nghĩa vụ đảm bảo kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo.

Học viên có quyền và trách nhiệm đề đạt các ý kiến liên quan đến công tác dạy và học trong chương trình đào tạo của Nhân Mỹ học đường trực tiếp đến Ban cán sự lớp, Văn phòng Học đường, Giảng sư, Giảng viên và Hội đồng Điều hành Nhân Mỹ học đường.

Học viên có quyền xin phép bảo lưu kết quả học tập. Việc bảo lưu kết quả học tập của học viên chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành học phần đầu tiên và có hiệu lực trong thời gian không quá 12 tháng kể từ khi được Hội đồng Điều hành chấp thuận.

Học viên chính thức của Học đường có danh sách tại một lớp học được phép tham gia dự thính ở một lớp học khác có niên khóa bằng hoặc ngắn hơn lớp học mà học viên có danh sách chính thức. Việc xin phép học dự thính phải được sự chấp thuận của Giảng sư, Giảng viên chủ nhiệm, Giảng viên đứng lớp trên cơ sở căn cứ trình độ học viên, điều kiện cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo khác để quyết định. Khi được chấp thuận, học viên xin học dự thính có trách nhiệm báo cáo Ban cán sự lớp mà học viên xin đến học dự thính. Ban cán sự lớp mà học viên xin đến dự thính có trách nhiệm tạo điều kiện để học viên dự thính tham gia học tập đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm bình đẳng như học viên khác.

Học viên được phê duyệt tham gia các nhóm Facebook, Zalo hoặc nền tảng mạng xã hội khác thuộc phạm vi Học đường phải tuân thủ quy tắc trao đổi thông tin, phát ngôn do người tạo lập, quản trị viên quy định. Học viên vi phạm bị mời ra khỏi các nhóm nêu trên.

Học viên nghỉ học, đến muộn, về sớm phải xin phép Giảng sư đứng lớp và thông báo với cán sự lớp. Việc xưng hô và ứng xử của Học viên thực hiện theo quy định tại Điều 7, Học chế này.

Học viên chính thức được Nhân Mỹ học đường cấp Thẻ Học viên. Thẻ Học viên có giá trị trong thời gian Học viên đang theo học tại Nhân Mỹ học đường. Thẻ Học viên bị thu hồi khi Học viên bị buộc thôi học.

Nguyên tắc sử dụng Thẻ Học viên do Trưởng ban Đào tạo thừa ủy quyền Chủ tịch Hội đồng Điều hành quy định.

Điều 34. Triển lãm Thư pháp Hàn Mặc

Căn cứ kế hoạch đào tạo của Nhân Mỹ học đường; căn cứ chương trình học tập của mỗi hệ đào tạo và mỗi lớp học, mỗi năm hoặc hàng năm, Học viên các lớp học báo cáo kết quả học tập bằng các tác phẩm thư pháp mang tính chỉnh thể về nội dung và hình thức, tập hợp và trưng bày tại Nhân Mỹ học đường.

Trưng bày tác phẩm trên đây được gọi là Triển lãm Thư pháp Hàn Mặc.

Triển lãm Thư pháp Hàn Mặc là danh xưng chính thức cho hoạt động triển lãm truyền thống của Nhân Mỹ học đường; đề cao các giá trị tư tưởng Nho giáo, đạo đức, văn hóa truyền thống và các giá trị chân, thiện, mỹ; đề cao tính chuyên môn của tác phẩm thư pháp.

Triển lãm Thư pháp Hàn Mặc từng năm sẽ được đánh số bằng số La Mã tuần tự theo số lần tổ chức.

           Căn cứ đề xuất của Chủ tịch Hội đồng Điều hành và ý kiến tham mưu của Chủ nhiệm Bộ môn Thư pháp, Đốc giáo sẽ xem xét phê chuẩn kế hoạch tổ chức Triển lãm Hàn Mặc, quyết định thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Ban Thư ký, và giao Chủ tịch Hội đồng Điều hành ban hành kế hoạch chi tiết, phê chuẩn nhân sự và nội dung công tác của các Tiểu ban giúp việc cho Ban Tổ chức, quyết định những nội dung cụ thể của Triển lãm thư pháp Hàn Mặc từng năm.

  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top