Trường Phong - Phạm Văn Ánh

Ngày đăng: 04/07/2022 | 00:07

TS. PHẠM VĂN ÁNH

(Chủ tịch Hội đồng khoa học Nhân Mỹ học đường)

 

- Họ và tên: Phạm Văn Ánh – Năm sinh: 1978 – Quê quán: Huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng.

* Học vấn:

- Cử nhân Hán Nôm (2000)

- Thạc sĩ văn học (2009)

- Tiến sĩ văn học (2015)

* Chức vụ hiện nay:

- Phó Viện trưởng Viện Văn học, Phó Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Trưởng bộ môn Việt Nam học Học viện Khoa học xã hội.

 

Các công trình khoa học đã công bố:

* Bài viết:

  1.  “Về Nguyễn Húc và bộ Cưu đài thi tập hiện còn”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 2 (408) năm 2006, tr.33-54.
  2.  “Sự tiếp nhận thể loại từ ở Việt Nam - khảo sát từ thời tự chủ cho đến hết thời Lê trung hưng”, tham luận Hội thảo quốc tế Văn học Việt Nam trong bối cảnh giao lưu văn hóa khu vực và quốc tế (VietNamese Literature in the regional and international context of cultural exchanges), Hà Nội tháng 11 năm 2006.
  3.  “Trở lại bài từ Nguyễn lang quy của Khuông Việt đại sư Ngô Chân Lưu dưới góc nhìn từ sử”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 3 (421) năm 2007, tr.103-116..
  4.  “Hoa viên kì ngộ - gốc gác và sáng tân”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 9 (427) năm 2007, tr. 53-69.
  5.  “Cổ điệu ngâm từ không phải từ tập của Việt Nam”, Tạp chí Hán Nôm, số 3 (82) năm 2007, 62-66.
  6.  “Văn thư ngoại giao thời Trần (các nguồn tư liệu, số lượng, tác giả và thể loại)”, Tạp chí Hán Nôm, số 1 (86), năm 2008, tr.19-28.
  7.  “Văn bia thời Lí - Trần: Một số đặc điểm cơ bản về thể thức - nội dung - nghệ thuật”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 6 (436), năm 2008, tr.87-106.
  8.  “Một số hiện tượng bất thường trong văn bản Lưu Hương kí”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 11 (441), năm 2008, tr.61-75.
  9.  “Khảo biện văn thơ ngoại giao Trần Nhân Tông”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 12 (442), năm 2008, tr.39-48.
  10.  Phạm Văn Ánh: “Một số đặc điểm chính của văn bia thời Trần” (in trong Thông báo Hán Nôm học năm 2007, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, H.2008, tr.36-53.
  11.  “Thể loại từ ở Trung Quốc: nguồn gốc và sự vận động của nó xét về phương diện sáng tác (in trong sách Thông báo Hán Nôm học năm 2008), Viện Nghiên cứu Hán Nôm, H. 2009, tr.58-75.
  12.  “Về các sáng tác từ của Nguyễn Huy Oánh” (in trong sách Kỉ yếu hội thảo khoa học danh nhân văn hóa Nguyễn Huy Oánh), Hà Tĩnh, 2008, tr.274-292.
  13.  “Một số vấn đề văn bản của Mộng Mai từ lục” (in trong Đào Tấn – trăm năm nhìn lại, Nxb. Hội Nhà văn, 2008, Hoàng Chương chủ biên), tr.471-486.
  14.  “Sự thực nào cho Mộng Mai từ lục”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 9 (451) năm 2009, tr.69-87.
  15.  “Một số nét cơ bản về thể loại từ ở Việt Nam, Tạp chí Hán Nôm , số 04 (95), năm 2009, tr.22-29.
  16.  “Có hay không yếu tố nữ trong bài từ điệu Nguyễn lang quy của Khuông Việt đại sư”, Tạp chí Hán Nôm, số 1 (98), năm 2010, tr.60-67.
  17.  “Ngôn ngữ và cách lập ý trong bài từ điệu Nguyễn lang quy của Khuông Việt đại sư”, Tạp chí Khuông Việt, số 10, tháng 5/2010, tr.51-60.
  18.  “Bài tựa Cổ duệ từ của Miên Thẩm”, Tạp chí Hán Nôm, số 3 (100), năm 2010, tr.65-73.
  19.  “Về việc xây dựng chùa tháp và mô hình vua Phật thời Lí”, in trong sách Văn học Phật giáo với 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (Thích Giác Toàn, Trần Hữu Tá chỉ biên), Nxb. Văn hóa thông tin, TP. Hồ Chí Minh, 8/2010, tr.491-500.
  20.  Phạm Văn Ánh: “Phương Đình tùy bút lục và thái độ của Nguyễn Văn Siêu đối với cách chú giải Tứ thư của Chu Hy”, Tạp chí Hán Nôm, số 5 (102), 2010, tr.67-74.
  21.  Phạm Văn Ánh: “Văn thư ngoại giao thời Trần: Nội dung và nghệ thuật”, in trong Thông báo Hán Nôm học năm 2009, Nxb. Thế giới, H. 2010, tr.99-127 (In lại trong Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (94), năm 2012, tr.3-20).
  22.  Phạm Văn Ánh: “Một số đặc điểm chính của văn bia chùa, tháp thời Lý”, in trong Phật giáo thời Lý với 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội (Thích Đức Thiện, Nguyễn Quốc Tuấn đồng chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, 835-858.
  23.  Phạm Văn Ánh: “Một số vấn đề lịch sử – văn hóa qua bia chùa Thiệu Long”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 2 (35) / 2011 (viết chung với Nguyễn Dung), tr.79-86.
  24.  Phạm Văn Ánh: “Thêm một số lưu ý về Mộng Mai từ lục của Đào Tấn”, Tạp chí Hán Nôm, số 3 (106) năm 2011, tr.54-59.
  25.  Phạm Văn Ánh: Nhà nho Việt Nam với thể loại Từ”, tham luận hội thảo quốc tế “Văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh Đông Á”, do Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức này 6 và 7-12-2011.
  26.  Phạm Văn Ánh: “Thành Ô Diên, huyện Ô Diên”, in trong Kỷ yếu hội thảo khoa học Thành cổ Ô Diên, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng, H.2011, tr.124-133.
  27.  Phạm Văn Ánh: “Quan niệm từ học của Miên Trinh”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 12 năm 2011, tr.61-76.
  28.  Phạm Văn Ánh: “Núi Tản Viên và Tản Viên sơn thánh qua thư tịch cổ”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 1 (38) năm 2012, 48-52.
  29.  Phạm Văn Ánh: “Văn thư ngoại giao thời Trần: Nội dung và nghệ thuật”, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (94), 2012, tr.3-20.
  30.  Phạm Văn Ánh: “Tác phẩm của Trần Tế Xương trong các thư tịch Hán Nôm” (viết chung với Trần Ngọc Vương), Tạp chí Hán Nôm, số 3 (112), năm 2012, tr.11-27 .
  31.  Phạm Văn Ánh: “Một trường hợp ứng dụng thể loại Từ khá đặc biệt”, Tạp chí Khoa học xã hội & Nhân văn Nghệ An, số 7, tháng 10/2012, tr.28-31.
  32.  Phạm Văn Ánh: “Thể loại từ ở Hàn Quốc trong sự so sánh với truyền thống từ học Đông Á”, Tạp chí Nghiên cứu Đông bắc Á, số 11 (141), tháng 11 năm 2012, tr.69-76.
  33.  Phạm Văn Ánh: “Văn bia chùa Thiệu Long thời Trần”, Tạp chí Nghiên cứu sử học, số 10 (438), năm 2012, tr.45-60.
  34.  Phạm Văn Ánh: “Thể loại từ tại Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVIII”, Tạp chí Nghiên cứu phát triển, số 8-9 (97-98), năm 2012, tr.32-64.
  35. Phạm Văn Ánh: “Sài Sơn thực lục – xét trong dòng mạch tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam”, in trong Kỉ yếu hội thảo Chùa Thầy và chư thánh tổ sư, Ban Văn hóa trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện Tôn giáo tổ chức, Bxb. Văn hóa thông tin, H.2013, tr.125-149.
  36.  “Chùa Thầy và Thiền sư Từ Đạo Hạnh qua di văn Hán Nôm thời Lý - Trần” (viết chung với Nguyễn Thị Dung), in trong Kỉ yếu hội thảo Chùa Thầy và chư thánh tổ sư, Ban Văn hóa trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện Tôn giáo tổ chức, Bxb. Văn hóa thông tin, H.2013, tr.23-36.
  37.  “Sơ khảo về sự nghiệp trước tác của Nguyễn Đức Đạt”, Tạp chí Khoa học Xã hội & Nhân văn Nghệ An, số 9/2013, tr.36-45.
  38.  “Thêm một tấm bia mang niên đại thời Trần”, Tạp chí Hán Nôm, số 5 (120), năm 2013, tr.68-70.
  39.  “Cổ duệ từ của Miên Thẩm: Văn bản, quan niệm sáng tác và nguồn ảnh hưởng”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 11(501), tháng 11 năm 2013, tr.92-106.
  40.  “Sơ khảo về sự nghiệp trước thuật của Nguyễn Đức Đạt”, Tạp chí Hán Nôm, số 1 (122), năm 2014, tr.14-29.
  41.  “Khảo cứu văn bản tác phẩm của Trần Kỉ”, Tạp chí Hán Nôm, số 5 (126), năm 2014, tr.40 - 47.
  42.  “Lê triều Vũ Liên Khê công Bắc sứ tự thuật kí: Văn bản và tác phẩm”, in trong Tế tửu Quốc tử giám Vũ Miên (1718-1782) – con người và sự nghiệp, Trung tâm hoạt động Văn hóa, khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám, H.2014, tr. 234-249.
  43.  “Về bài Từ điệu Niệm Nô Kiều của Nguyễn Thuật và tri thức thời đại liên quan đến thể loại Từ”, in trong sách Hà Đình Nguyễn Thuật – Danh nhân văn hóa, UBND huyện Thăng Bình – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam xuất bản, 2015, tr.572-586.
  44.  “Thơ và một số quan niệm về thơ của Nguyễn Đức Đạt ”, Tạp chí Văn học, số 12/2015, tr.63-72.
  45.  “Thơ của Đàm Thận Huy”, in trong Kỉ yếu hội thảo họ Đàm trong lịch sử dân tộc và thân thế sự nghiệp quan Tiết nghĩa Đàm Thận Huy, Nxb. Thông tin và truyền thông, 2015, tr.91-100.
  46.  “Sự nghiệp trước thuật của Lí Văn Phức”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 2 (540)/ 2017, tr. 45-65.
  47.  “Đỗ Lệnh Thiện và văn bản tác phẩm Kim Mã ẩn phu cảm tình lệ tập”, in trong Nghiên cứu Hán Nôm năm 2017 (Viện Nghiên cứu Hán Nôm), Nxb. Thế giới, 2017.
  48.  “Nỗi niềm Đỗ Lệnh Thiện qua Kim Mã ẩn phu cảm tình lệ tập”, in trong Nghiên cứu Hán Nôm năm 2018 (Viện Nghiên cứu Hán Nôm), Nxb. Thế giới, H,. 2018, tr. 143-158.
  49.  “Cao Sơn Đại vương Cao Hiển qua một số tư liệu Hán Nôm”, in trong Nghiên cứu Hán Nôm năm 2020 (Viện Nghiên cứu Hán Nôm), Nxb. Thế giới, H, 2020.
  50.  “Nguyễn Huy Cẩn – một số nét về cuộc đời và tác phẩm”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 5/2021, tr. 97-107.
  51. “Cảm quan của Lý Văn Phức về người Hồng Mao”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4/2022, tr.20-29.
  52.  “Văn bản và tên gọi tác phẩm Đoạn trường lục của Phạm Nguyễn Du”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 8 (606), tháng 8/2022, tr.3-14.
  53.  “Sáng tác từ của Phan Huy Ích và Phan Huy Chú”, in trong Nguyễn Tuấn Cường – Đỗ Bích Tuyển (chủ biên), Danh nhân Phan Huy Ích (1751-1822), Nxb. Khoa học xã hội, tr.231-250. (ISBN: 978-604-308-992-9) (Hội thảo Danh nhân Phan Huy Ích (1751-1822) và dòng họ Phan Huy, 22/3/2022, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, UBND xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai tổ chức).
  54.  “Bước đầu tìm hiểu về lưu phái văn học trung đại Việt Nam”, in trong Nghiên cứu Hán Nôm năm 2022 – Kỉ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia có phản biện, Nxb. Thế giới, tr.259-271. (ISBN: 978-602-365-849-1).
  55.  “Sáng tác từ của Hồ Xuân Hương nhìn từ truyền thống “diễm khoa” của thể loại và truyền thống điền từ Việt Nam”, tham luận Hội thảo khoa học Quốc tế, in Nữ sĩ Hồ Xuân Hương (1772-1822) – Danh nhân văn hóa và giá trị di sản, do TU-HĐND-UBND tỉnh Nghệ An phối hợp cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức, 12/2022; in trong Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2022), Nữ sĩ Hồ Xuân Hương (1722-1822) – Danh nhân văn hóa và giá trị di sản, Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế, 2 tập, Nxb. Nghệ An, Tập 1, tr.443-456).
  56.  “Tiềm năng làm phim về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng gợi dẫn từ thư tịch và truyền thuyết”, Tạp chí Lí luận, phê bình văn học nghệ thuật, số 1/2023.
  57.  “Nghiên cứu bước đầu về từ khúc trên Nam phong tạp chí”, Tạp chí Lí luận, phê bình văn học nghệ thuật, số 10/2023, tr.42-51.

V.v…

 

* Sách:

  1. Quốc sử toản yếu (dịch chung), Trung tâm văn hóa Đông Tây xuất bản, H. 2003.
  2. Danh nhân Hà Nội, (nhiều tác giả), Nxb. Hà Nội, H.  2003.
  3. Từ điển văn học (Bộ mới, soạn chung), Nxb. Thế giới, H. 2004.
  4. Nguyễn Huy Vinh với Chung Sơn di thảo (dịch chung), Nxb. Hội nhà văn, H. 2005.
  5. Tuyển tập thơ văn Nguyễn Huy Oánh (dịch chung), Nxb. Hội nhà văn, H. 2005.
  6. Nguyễn Đình Chiểu – Tác phẩm tinh tuyển (biên soạn), Nxb. Giáo dục, 2009
  7. Tuyển tập ký – tản văn Thăng Long – Hà Nội, Nxb. Hà Nội, 2010 (3 tập, soạn chung, Nguyễn Đăng Điệp chủ trì).
  8. Di sản văn chương Văn miếu Quốc tử giám, Nxb. Hà Nội, H.2010 (soạn, dịch chung, Phan Văn Các, Trần Ngọc Vương đồng chủ trì).
  9. Tuyển tập Ngô gia văn phái (Soạn, dịch chung, Trần Thị Băng Thanh chủ biên), Nxb. Hà Nội, 2010.
  10.  Nguyễn Trãi – Về Côn Sơn (tuyển chọn, soạn dịch, sách chung, Nguyễn Duy chủ biên, với sự tham gia của Nguyễn Đỗ, Paul Hoover), Nxb. Văn hóa Sài Gòn, 2010.
  11.  Văn bia thời Lý, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H.2011 (Sách chung, dịch, chú và giới thiệu, Nguyễn Văn Thịnh chủ trì).
  12.  Chí Đình Nguyễn Văn Lí (1795-1868) – Tuyển tập thơ văn, Nxb. Khoa học xã hội, H. 2011 (sách chung, biên dịch, hiệu đính).
  13.  Các tác giả dòng văn Nguyễn Huy Trường Lưu – Cuộc đời & tác phẩm (tuyển chọn) (sách chung), Nxb. Lao động, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, H. 2012.
  14.  Tuyển tập văn bia Thanh Hóa, tập I: Văn bia thời Lí – Trần (sách chung, nghiên cứu, giới thiệu, khảo dịch, chú giải), Nxb. Thanh Hóa, 2012.
  15.  Nguyễn Văn Siêu: Phương Đình tùy bút lục, Phạm Văn Ánh hiệu khám, sách thuộc bộ Tùng thư tư liệu Nho học Đông Á (東亞儒學資料叢書 ), do Trung tâm xuất bản Đại học Quốc lập Đài Loan (國立臺灣大學出版中心) ấn hành, tháng 12 năm 2013.
  16.  Thanh Trì – Di tích lịch sử – văn hóa và lễ hội truyền thống (sách chung), Nxb. Chính trị quốc gia, H. 2014.
  17.  Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm (Tổng tập) (Sách chung, khảo cứu, dịch thuật), Nxb. Văn học, H. 2014.
  18.  Chí Đình Nguyễn Văn Lí (1795-1868) – Tổng tập thơ văn, tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, H.2015 (Sách chung, biên soạn, phiên dịch, hiệu đính).
  19.  Sử ký (của Tư Mã Thiên), II. Liệt truyện (thượng) (dịch), Nxb. Văn học, 2016.
  20.  Tư Mã Thiên - Sử kí - Liệt truyện - hạ (dịch), Nxb. Văn học, 2017.
  21.  Thơ văn Nguyễn Án (sách chung, soạn dịch), Nxb. Đại học Sư phạm, 2017.
  22.  Thể loại từ Việt Nam thời Trung đại: Văn bản – Tác giả - Tác phẩm (Sưu tầm, khảo cứu, dịch thuật và giới thiệu), Nxb. Đại học Sư phạm, H. 2018.
  23.  Thánh mẫu linh tiêm (Olivier Tessier tổ chức biên soạn, Phạm Văn Ánh phiên dịch, Phạm Văn Ánh & Nguyễn Ngọc Hiệp giới thiệu), Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019. [Cùng sách Điện thần và nghi thức hầu đồng Việt Nam do Olivier Tessier tổ chức biên soạn, Nguyễn Thị Hiệp, Marcus Durand, Philippe Papin dịch và giới thiệu được tặng giải B sách Quốc gia năm 2021].
  24.  Lê Quý Đôn – Quế Đường thi tập (Sách chung, 2 tập, phiên dịch, chú giải), Nxb. Sư phạm, 2019.
  25.  Tuyển tập tác giả, tác phẩm dòng văn Phan Huy (Soạn dịch chung, 02 tập), Nxb. Hà Nội, 2019.
  26.  Tùng Thiện Vương Miên Thẩm: Cổ duệ từ (Phạm Văn Ánh giới thiệu, tham gia dịch chú), Nhã Nam & NXb. Hội Nhà văn, H, 2020.
  27.  Tư Mã Thiên: Sử kí – Thế gia (Dịch riêng), Nxb. Văn học & Công ty Nhã Nam xuất bản, H. 2020.
  28.  Lưu Chí Cường: Nghiên cứu danh tác văn học cổ điển Việt Nam (Dịch chung), Nxb. Khoa học xã hội, 2021.
  29.  Phương Am Nguyễn Huy Cẩn: quê hương – thân thế và di văn (Đồng chủ biên, tham gia viết bài, dịch thuật), Nxb. Dân trí, 2021.
  30.  Lịch sử tư tưởng Trung Quốc (tác giả: Anne Chang – sách dịch chung), Nguyễn Thị Hiệp chủ trì dịch thuật, Nguyễn Tuấn Cường giới thiệu, Nxb. Thế giới, 2022.
  31.  Nước mắt ẩn phu – Đỗ Lệnh Thiện và Kim Mã ẩn phu cảm tình lệ tập (sách riêng, khảo cứu, dịch chú), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2023.

V.v….

                                                                  

* Các hoạt động khác:

- 2004: Tham gia “Hội ngộ thư pháp” lần thứ nhất (Hà Nội).

- 2006: Tham gia triển lãm và trình diễn thư pháp “Nhị thập bát tú” xuân Bính tuất tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội; tham gia “Triển lãm thư pháp báo Xuân” lần thứ nhất tại Thư viện tỉnh Nam Định.

- 2013: Tham gia triển lãm thư pháp “Nhật kí trong tù và thơ chữ Hán Chủ tịch Hồ Chí Minh” tại Viện Dầu khí và Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội; Tham gia trình diễn thư pháp đường phố tại đường Văn Miếu và Quốc Tử Giám xuân Quý tị.

- 2019: Tham gia triển lãm thư pháp “Truyền kinh chính học” tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội.

- 2020: Tham gia triển lãm “Thăng Long – Hà Nội” tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội.

- 2022: Tham gia triển lãm “Một mối xa thư” tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội.

- 2023: Tham gia triển lãm “Nét đan thanh” tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội.

- Nhiều năm liền là Chủ khảo các kì thi sát hạch người viết chữ Xuân tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội.

  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top