
TỪ “VŨ TRUNG TÙY BÚT LỤC” LƯỢC KHẢO VỀ THỂ CHỮ KHẢI HÀNH CHÍNH THỜI LÊ TRUNG HƯNG
Quá trình hình thành thể chữ Khải hành chính thời Lê Trung hưng (1533 – 1789) đã phần nào phản ánh qua đoạn “Khảo cứu về văn tự” trong Vũ trung tùy bút lục của Phạm Đình Hổ, tuy nhiên cứ liệu này chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức. Xuất phát từ việc phân tích nhãn quan văn tự học của Phạm Đình Hổ, bài viết mở rộng khảo sát các tư liệu, sử liệu, kết hợp đối chiếu với các hiện vật đồng đại, nhằm khái quát quá trình: vừa chủ động du nhập phong cách viết từ nhà Minh
đương thời, vừa từng bước cải biến và bản địa hóa dưới hai triều đại Lê sơ và Mạc. Trên nền tảng đó, bài viết nhận định thời Lê Trung hưng đã cố định các yếu tố mới hình thành và quy phạm hóa trong khoảng 200 năm đối với hai thể chữ Khải hành chính là:
(1) “Hoa văn tự” đại diện cho nghệ thuật cung đình, có tính lễ nghi, trang trí;
(2) “Nam tự” hoặc “Lệnh tự” viết trên các loại công văn, mệnh lệnh của hệ thống quản lý nhà nước, ban hành từ cấp các chúa ở Đàng Trong và Đàng Ngoài trở xuống.
đương thời, vừa từng bước cải biến và bản địa hóa dưới hai triều đại Lê sơ và Mạc. Trên nền tảng đó, bài viết nhận định thời Lê Trung hưng đã cố định các yếu tố mới hình thành và quy phạm hóa trong khoảng 200 năm đối với hai thể chữ Khải hành chính là:
(1) “Hoa văn tự” đại diện cho nghệ thuật cung đình, có tính lễ nghi, trang trí;
(2) “Nam tự” hoặc “Lệnh tự” viết trên các loại công văn, mệnh lệnh của hệ thống quản lý nhà nước, ban hành từ cấp các chúa ở Đàng Trong và Đàng Ngoài trở xuống.

